Trần Thiện Thanh

Trần Thiện Thanh

Trần Thiện Thanh (12 tháng 6 năm 1942 – 13 tháng 5 năm 2005) là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất giai đoạn trước 1975. Một số bút hiệu khác của ông là Anh Chương (tên con trai ông), Trần Thiện Thanh Toàn (em trai ông, đã tử trận), Thanh Trân Trần Thị (tên người con gái thứ nhì). Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng (“tứ trụ nhạc vàng”).

Trần Thiện Thanh sinh tại Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Thuở nhỏ, ông theo học trường Ngô Đình Khôi. Ông đến Sài Gòn năm 1958, học xong thì làm giáo viên trung học, dạy môn Pháp văn. Sau đó, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan năm 1965, phục vụ Cục Tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.

Khi ca hát, ông chọn tên Nhật Trường vì “Hồi nhỏ tôi thích ca hát lắm nhưng bố mẹ tôi không cho. Thế là tôi phải chờ đến ban đêm đợi bố mẹ đi ngủ rồi mới dám hát. Nhiều khi ban ngày thèm hát quá mà phải đợi đến tối, thấy ngày sao dài ghê nên tôi chọn tên Nhật Trường, có nghĩa là ngày dài”.

Đầu thập niên 1960, ông lập ban Tứ ca Nhật Trường gồm ông và 3 nữ ca sĩ: Như Thủy (em gái của ông), Vân Quỳnh và Diễm Chi. Khi lên sân khấu để hát nhạc lính, ông thường mặc quân phục giống như Hùng Cường và Chế Linh.

Về sáng tác, hai chủ đề lớn trong sáng tác của Trần Thiện Thanh là tình yêu và tình lính. Ông sáng tác nhiều nhạc về lính, nhưng nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, kích động hoặc u uất, bi thảm mà thường là trong sáng vui tươi, làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.

Ông từng là Trưởng ban văn nghệ của Đài Tiếng nói Quân đội, có riêng hai chương trình Nhạc Mùa Chinh Chiến phát từ 12 giờ 05 phút cho tới 12 giờ 55 phút trưa thứ hai và Tiếng Hát 20 phát vào 18 giờ 15 phút chiều thứ hai trên làn sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Quân đội. Sau năm 1968, ông phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.

Trong các phim kịch với đề tài người lính, Nhật Trường hay diễn chung với Thanh Lan. Ông từng thực hiện nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương mà trong đó, ông đóng vai người lính còn Thanh Lan đóng vai người vợ hậu phương Nguyễn Thị Lệ. Đây là một tiết mục thu hút nhiều khán giả xem TV và loạt nhạc cảnh này đã được chuyển thành phim với tên Trên Đỉnh Mùa Đông chiếu trên Đài Truyền hình Việt Nam Cộng hòa.

Đầu thập niên 1970, ông còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng mang tên Tiếng Hát Đôi Mươi. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông nằm trong danh sách những nghệ sĩ bị nhà nước cộng sản Bắc Việt cấm hoạt động. Tới năm 1984, Trần Thiện Thanh được phép hoạt động lại nhưng ông từ chối làm việc cho chế độ mới.

Năm 1989, trung tâm Thúy Nga thực hiện một album nhạc Trần Thiện Thanh với những ca khúc được thực hiện bởi chính tác giả và nữ ca sĩ Thanh Lan. Vào năm 1993, Trần Thiện Thanh được nữ ký giả Nam Trân bảo lãnh rời Việt Nam sang Hoa Kỳ theo diện kết hôn. Tuy nhiên sau đó, mâu thuẫn xảy ra giữa hai người nên Trần Thiện Thanh không được hợp thức hóa theo diện di trú, cho đến khi được người con trai trưởng của ông là Anh Chương, đến Hoa Kỳ trước đó và đã có quốc tịch Hoa Kỳ, đứng đơn bảo lãnh. Tuy vậy, ông vẫn chưa thể lưu diễn ở bên ngoài nước Mỹ. Phải đợi mãi cho đến ngày 12 tháng 5 năm 2004, tức 6 tháng trước khi phát hiện ra bệnh ung thư phổi và 1 năm trước khi mất, ông mới nhận được thẻ xanh để có thể đi trình diễn ngoài nước Mỹ. Ông cộng tác với các Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Trung tâm Mây, Trung tâm Hoàn Mỹ, và có sáng tác một số ca khúc của Trung tâm Thúy Nga qua các cuốn Paris By Night và lập hãng đĩa riêng Nhật Trường Productions. Sau vụ scandal của chương trình Paris By Night 40 thì Trần Thiện Thanh ngừng cộng tác với Trung tâm Thuý Nga.

Ngày 27 tháng 2 năm 2000, ông cùng Mỹ Lan và một số thân hữu xuống đường hát rong tại thành phố Westminster, California nhằm mục đích gây quỹ xây dựng tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ. Ông cho biết: “Đây là một hành động tự nguyện, xuất phát từ tấm lòng yêu mến, kính trọng và tưởng niệm người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) trong tâm hồn và trái tim tôi. Tôi cảm thấy mình cần làm một điều gì đó để đóng góp cho việc xây dựng tượng đài người lính VNCH đầu tiên trên đất Mỹ nói riêng và Hải ngoại nói chung trong lúc những tượng đài đó ở trong nước sau năm 1975 đã không còn – kể cả một bức từng mang tính chất nghệ thuật là “Tiếc Thương” cũng đã bị hủy diệt dưới bàn tay Cộng Sản”. Buổi hát rong đã thu về hơn 15,000 USD tiền quyên góp. Ngày nay, tượng đài Chiến sĩ Việt – Mỹ được xem như là một biểu tượng của người Việt Nam lưu vong tại Hoa Kỳ.

Trần Thiện Thanh trút hơi thở cuối cùng vào ngày 13 tháng 5 năm 2005 tại nhà riêng ở Westminster, California, Hoa Kỳ sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư phổi – chứng kiến cái chết của ông có nữ ca sĩ Hoàng Oanh, Phương Hồng Quế và Thanh Lan. Tang lễ của ông được tổ chức theo cả hai nghi thức Phật Giáo và Công Giáo (mà chính yếu là nghi thức Phật Giáo theo lời yêu cầu của người con trai trưởng là Anh Chương). Linh cữu ông được hoả táng và đưa về Việt Nam thờ tự tại chùa Phước Huệ, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Ngày 17 tháng 8 và 27 tháng 8 năm 2019, hai collection Tình Khúc Trần Thiện Thanh Collection được đăng tải trên YouTube của Trung tâm Thúy Nga. Năm 2022, Trung tâm Thúy Nga đăng tải video collection gồm 20 ca khúc đã được trình diễn trong các chương trình Paris By Night mang tên ông ngày 13 tháng 7.

Giấc ngủ trên đồi xanh (Một người nằm xuống)

[Dm] Một người nằm xuống máu trên vai trên cổ áo [Gm] Tin đưa sang [A7] rồi người tình ngờ lúc chiêm [F] bao [Dm] Một người nằm đây suốt đêm qua anh ngủ say [Gm] Bao nhiêu tháng [A7] ngày một giờ người ngủ giấc [Dm] này [D] Người vừa nằm đây với khakis …

Giấc ngủ trên đồi xanh (Một người nằm xuống) Xem đầy đủ »

Liên khúc Xin em đừng hỏi & Hãy trả lời em

Một người trách [C] tôi sao hay hát bài [Am] ca ngăn cách mãi Sao [C] bảo rằng yêu nhau không đẹp bằng thương [F] đau Không [C] đẹp bằng những lúc đếm bước [D7] đi trong đêm [G] thâu Biết trả lời [C] sao? khi chưa nói yêu thì đã xa rồi Người [F] …

Liên khúc Xin em đừng hỏi & Hãy trả lời em Xem đầy đủ »

Scroll to Top
Scroll to Top